Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Thường trực Huyện ủy Hải Lăng.

11:4, Thứ Sáu, 25-3-2022 268 0

Ngày 11/10, đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Hải Lăng về tình hình thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Cùng tham dự buổi làm việc, có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đ/c Lê Thế Quảng-TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hải Lăng đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04 của tỉnh ủy. Theo đó, để sớm đưa Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy vào cuộc sống, Ban Thường vụ Huyện ủy Hải Lăng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy vào 7/2017; hàng năm tiếp tục cụ thể hóa nội dung của nghị quyết vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương. Nhờ vậy, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 04, tình hình cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hải Lăng có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế chuyển dịch theo hướng mở rộng quy mô, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước chuyển đổi phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, trong đó chú trọng phát triển các cây, con chủ lực của huyện, từng bước liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm. Hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của huyện được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, huyện có 53 sản phẩm đặc trưng, chủ lực của huyện, trong đó có 07 sản phẩm được chọn làm sản phẩm OCOP cấp tỉnh được giới thiệu và tiếp cận thị trường thông qua các điểm trưng bày sản phẩm ở các xã, thị trấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 11%, trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 4,8%, tăng 1,5%. Một số điểm nhấn trên lĩnh vực nông nghiệp là huyện đã tập trung chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, thành lập tổ hợp tác, nhóm hộ thuê đất để xây dựng cánh đồng lớn và liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa hữu cơ. Kết quả năng suất lúa bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt trên 60 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 8,32 vạn tấn/năm. Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng, kinh tế vùng gò đồi, vùng cát được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh. Một số mô hình sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế khá cao như cây cam vùng gò đồi, cây ném, cây mướp đắng vùng cát. Huyện cũng đã tập trung cơ cấu lại ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, tổ chức thị trường, kêu gọi và đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung thực hiện và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Từ 2017-2020, đã huy động khoảng 753 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới; trong đó: NSNN 718 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp 35 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhân dân còn đóng góp trên 90.000 ngày công, hiến 32.673m2 đất để xây dựng, chỉnh trang nông thôn. Đến nay, Hải Lăng có 11/15 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn huyện đạt 18,27 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 16 tiêu chí NTM; tính đến thời điểm 30/9/2021, huyện đạt 4/9 tiêu chí huyện nông thôn mới gồm : Thủy lợi; Điện; An ninh, trật tự xã hội và Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.

Đ/c Lê Thế Quảng-TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện báo cáo tại buổi làm việc


     Về phương hướng trong thời gian tới, Huyện ủy Hải Lăng đưa ra những mục tiêu cụ thể như : Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 đạt 13-14%, trong đó: Nông - Lâm - Ngư: 3-4%; Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông - Lâm - Ngư: 17,24%; Sản lượng lương thực có hạt năm 2025 là 8,0 vạn tấn; phấn đấu có 2.000 ha lúa đạt tiêu chuẩnVietGAP, trong đó 1.000 ha đạt tiêu chuẩn lúa hữu cơ; Hoàn thành 5 tiêu chí NTM chưa đạt chuẩn đối với cấp huyện, 100% xã đạt chuẩn NTM; đưa thu nhập bình quân trên đầu người khu vực nông thôn đến năm 2025 tăng từ 1,5-1,8 lần so với năm 2020… Tại buổi làm việc, Thường trực Huyện ủy Hải Lăng kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đê bao phục cho sản xuất kết hợp giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề án tích tụ ruộng dất, xây dựng cánh đồng lớn và mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao. Đề nghị Tỉnh quan tâm ban hành chủ trương, sử dụng một phần ngân sách, nhân lực của tỉnh để nghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư trung tâm chế biến nông sản tại Khu Kinh tế Đông Nam có quy mô mặt bằng lớn, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin đồng bộ để thu hút doanh nghiệp đầu tư, tạo ra chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến qua đó làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất của người nông dân. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng đồi để đẩy mạnh phát triển kinh tế như trồng cam, các dự án trồng rừng gỗ lớn. Đầu tư xây dựng trụ sở cho các xã bị xuống cấp. Quan tâm bố trí nguồn lực để hỗ trợ các xã còn lại của huyện đạt chuẩn NTM, đảm bảo mục tiêu của huyện là phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM vào cuối năm 2023.Quan tâm, xây dựng đề án, có giải pháp đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, nhằm đảm bảo sức khỏe Nhân dân và tạo sự đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các xã có kế hoạch đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2023.

Đ/c Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc


     Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh: Hải Lăng là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện Nghị quyết 04, bước đầu tạo ra sự chuyển động tích cực đối với lĩnh vực tam nông, làm thay đổi diện mạo của huyện cũng như đóng góp cho sự phát triển của tỉnh trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế như: Mặc dù huyện đã triển khai xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp nhưng mô hình thiếu tính bền vững. Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô, ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm sạch, an toàn chưa rõ nét, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, tạo dựng thương hiệu nông sản của địa phương còn hạn chế. ; các HTX vẫn chưa thực sự chuyển sang HTX kiểu mới và chưa thực sự là bà đỡ của các thành viên trong lĩnh vực. Hoạt động thương mại - dịch vụ trong HTX bị thị trường tự do chi phối… Để thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trong thời gian tới, đồng chí đề nghị huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tích hợp quy hoạch vùng của Hải Lăng vào quy hoạch của tỉnh để xây dựng NTM, gắn quy hoạch vùng với quy hoạch đất đai để đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai. Trong xây dựng NTM, huyện cần tập trung thực hiện tốt tiêu chí môi trường, đưa tiêu chí này vào quy hoạch vùng của địa phương bởi đây chính là tiêu chí khó, có ý nghĩa quan trọng quyết định huyện đạt chuẩn huyện NTM như lộ trình đã đề ra. Đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp thông qua HTX và nhóm hộ. Tổ chức các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp. Phát huy tốt vai trò HTX, tổ hợp tác là đầu mối đại diện của nông dân tham gia các liên kết với doanh nghiệp./.

Tác giả bài viết: Quang Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds