Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn huyện Đakrông
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương trong huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bước đầu đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, tình trạng xâm hại phụ nữ và trẻ em còn xảy ra, gây bức xúc trong xã hội; nổi lên là bạo lực gia đình; xâm hại tình dục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, mua bán, lạm dụng sức lao động của phụ nữ và trẻ em; tình trạng tảo hôn; trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy...
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, đó là: một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục, phát hiện, xử lý vi phạm còn hạn chế; sự thiếu quan tâm của gia đình đối với trẻ em, những thói quen, tập tục lạc hậu và sự suy thoái về đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, văn hóa ứng xử của một bộ phận người dân đã ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em.
Để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh hiệu quả với hành vi xâm hại phụ nữ và trẻ em, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/HU ngày 17/5/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn huyện Đakrông.
Qua hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị các cấp ủy đảng, chính quyền đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em. Xác định công tác phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, lấy phòng ngừa là chủ yếu; đưa công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em vào nội dung Hương ước làng, xã. Tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là tăng cường công tác quản lý học sinh hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng tảo hôn, ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Các địa phương, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi xâm hại phụ nữ, trẻ em. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trọng tâm là: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống mua bán người, Luật phòng chống ma túy...; đẩy mạnh lồng ghép công tác tuyên truyền với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục giới tính để nâng cao ý thức tự cảnh giác, tự phòng ngừa, tự bảo vệ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại phụ nữ và trẻ em. Phát động phong trào “toàn dân tham gia phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em” gắn với phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, kiên quyết xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em trong cộng đồng dân cư; phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, nhà trường, gia đình trong hoạt động truyền thông, phát hiện, tố giác các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Lực lượng công an huyện tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan và các đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội để Nhân dân cảnh giác, phòng ngừa. Tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, xác định địa bàn, đối tượng trọng điểm, nguyên nhân, điều kiện và dự báo tình hình hoạt động của tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em; tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ số đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi xâm hại phụ nữ và trẻ em, có lối sống không lành mạnh, lệch chuẩn... để có biện pháp răn đe, giáo dục, không tái phạm và ngăn chặn hành vi phạm tội. Kịp thời giám định pháp y đối với các trường hợp bị xâm hại, đồng thời hướng dẫn các các cơ sở khám, chữa bệnh ưu tiên tiếp nhận, điều trị, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại phụ nữ và trẻ em; phối hợp xác định các vụ án điểm để đưa ra xét xử lưu động nhằm răn đe tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các ngành chức năng chủ động hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, bảo vệ phụ nữ, trẻ em; tăng cường kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh, quản lý tạm trú, trạm vắng nhất là những người thường xuyên qua lại biên giới nhằm phòng ngừa ngăn chặn tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Tiếp tục phối hợp với Công an huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan (Lào) để chủ động trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, truy bắt tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, vận động, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người thân trong gia đình gương mẫu chấp hành pháp luật về bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện ủy nếu để xảy ra tình trạng xâm hại phụ nữ và trẻ em gây bức xúc dư luận hoặc thiếu quyết liệt trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa để gia tăng tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.
Thực hiện: VĂN TIẾN
Ý kiến bạn đọc
-
Đakrông: Ươm mầm cho những hạt nhân sáng tạo trẻ
(03/10/2023) -
UBND TỈNH LÀM VIỆC VỚI HUYỆN ĐAKRÔNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG – AN NINH GIỮA NHIỆM KỲ
(03/10/2023) -
Thông báo thời gian và địa điểm tổ chức kiểm tra, sát hạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2023
(21/09/2023) -
Hưởng ứng cuộc thi “Dữ liệu với cuộc sống - Data for life” phục vụ xây dựng Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số
(15/09/2023) -
ĐAKRÔNG: HỘI NGHỊ BCH ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ 14
(15/09/2023) -
Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 25 của Trung ương về công tác dân vận trong tình hình mới
(15/09/2023) -
Bác sĩ quân y đỡ đẻ cho sản phụ sinh non
(15/09/2023) -
Đakrông: Khánh thành “Điểm Trường Mơ Ước”
(15/09/2023) -
KHỞI CÔNG XÂY DỰNG 10 NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
(14/09/2023) -
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, UBND huyện làm việc tại xã Mò Ó
(14/09/2023)
- Đang truy cập12
- Máy chủ tìm kiếm6
- Khách viếng thăm6
- Hôm nay3,036
- Tháng hiện tại173,895
- Tổng lượt truy cập5,340,221