Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

ĐAKRÔNG: THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN TỘC

9:35, Thứ Hai, 11-9-2023 610 0

Những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các ban ngành của tỉnh, tình hình kinh tế, xã hội địa phương cơ bản ồn định, quốc phòng, an ninh luôn được giữ vững, đời sống của Nhân dân từng bước được nâng lên. Nhân dân tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó tạo sự đồng thuận, đoàn kết, nhất trí, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lỷ điều hành của Nhà nước. Ban Thường vụ Huyện ủy luôn quan tâm thực hiện chủ trương của Đảng. Từng bước có sự đổi mới về nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Các chủ trương chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hôi, nâng cao đời sống tinh thần, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được chú trọng triển khai, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, quốc phòng, an ninh luôn được giữ vững; đời sống của Nhân dân từng bước được nâng lên. Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn; chất lượng, nề nếp hoạt động của chi, đảng bộ có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, là một huyện miền núi nằm trong các huyện nghèo của cả nước, kinh tế phát triển còn chậm, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn; tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân; hệ thống giao thông ở một số xã chưa đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; trình độ dân trí vần còn hạn chế, khả năng tiếp nhận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất của người dân còn hạn chế. Phong tục tập quán canh tác một số nơi còn lạc hậu, tỉ lệ hộ nghèo còn cao; một số bộ phận đồng bào còn thiếu ý chí vươn lên không chủ động áp dụng phương pháp sản xuất phù hợp, ổn định cuộc sống mà còn trông chờ Nhà nước, cộng đồng. Nhưng với những nỗ lực vươn lên của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của mọi tầng lớp nhân dân, đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện nhà đã không ngừng được cải thiện.

 Có thành quả đó, là việc thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn trong những năm qua. Minh chứng là việc Huyện uỷ đã kịp thời xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 10-CT/HƯ, ngày 31/12/2003 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TWngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung uơng Đảng khóa IX “về công tác dân tộc”.Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2003 - 2023 đạt khoảng 1.452.670 triệu đồng (trên 1 ngàn 4 tỷ đồng), trung bình 72.633,5 triệu đồng/năm. Đầu tư cho lĩnh vực kinh tế chiếm 70 - 75% tổng vốn đầu tư, lĩnh vực xã hội chiếm 25 - 30%. Từ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn đầu tư của các chương trình dự án khác hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở của huyện đã được đầu tư khá đồng bộ. Tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế được tăng cường, năng lực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có bước phát triển đáng kể; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từ chthấp kém, thiếu thốn đến nay đã có tiến bộ vượt bậc, tạo tiền đề cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội. Một số cơ sở hạ tầng quan trọng như các tuyến đường giao thông về trung tâm xã: Ba Lòng, A Vao, Ba Nang,... hệ thống đường liên thôn, các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần phát triển kinh tế, cải tạo môi trường sinh thái.Tập trung xây dựng và nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đường giao thông các loại. Đến nay 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống đường liên thôn, nội thôn từng bước được kiên cố hoá. Hệ thống thủy lợi được đầu tư từ nhiều nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tưới tiêu trong các mùa vụ. Hệ thống cấp điện dần được hoàn thiện nhằm phục vụ cho nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất. Đến nay 100% thôn, khóm có hệ thống điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,09%. Hệ thống cơ sở hạ tầng về trạm y tế, trường học, nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng các thôn được ưu tiên đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triên của xã hội.Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, nội dung chương trình giáo dục ngày càng toàn diện hơn; tỷ lệ học sinh khá, giỏi, hạnh kiểm tốt được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh lên lóp cao; số lượng học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều.Công tác đào tạo nghề được quan tâm, Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức các lóp đào tạo nghề phổ thông cho học sinh các trường trên địa bàn.Cơ sở vật chất khám, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp đảm bảo tốt hơn cho công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Các cơ sở y tế từng bước triển khai thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ theo phân tuyến để góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình trực cấp cứu, khám chữa bệnh cho Nhân dân tại cơ sở y tế.Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một số Lễ hội của dân tộc Vân Kiều, Pa cô được khôi phục với những hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn, một số sản phẩm ngành nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát đồ gia dụng và đồ dùng bằng các nguyên liệu bản địa, nghề làm chổi đót... đã thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.Công tác chính sách đối với người có công, gia đình liệt sỹ, thương binh được các cấp, các ngành quan tâm; tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các chế độ chính sách ưu đãi người có công và thân nhân của họ.Trong giai đoạn 2003 - 2023 toàn huyện đã huy động được 8,1 tỉ đồng, đã hỗ trợ xây dựng mới 649 nhà tình nghĩa và sửa chừa 227 nhà trên địa bàn huyện.

Cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, 20 năm qua, công tác dân tộc trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước.

Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp đã cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị. Nhà nước đã ban hành chính sách, pháp luật, bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác vận động quần chúng của Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở chủ động hơn, đổi mới nội dung, phương thức, tập họp ngày càng đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia. Qua đó phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Thực hiện: Văn Tiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds