Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

Đakrông: Hiệu quả thực hiện Chính sách tín dụng đối với người nghèo

21:21, Thứ Hai, 5-12-2022 704 0

Là “cầu nối” đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua (2002 - 2022), Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đakrông đã bám sát chương trình, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn kịp thời đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ đến với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, và các đối tượng chính sách khác, được Nhân dân tin tưởng, hưởng ứng, đồng tình ủng hộ, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên trên địa bàn.

Hộ nghèo rất phấn khởi khi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện

        Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của ông Hồ Văn Muôi, thôn Cu Tài 1 xã A Bung huyện Đakrông, từ một hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn, với nghị lực, khát vọng làm giàu, gia đình ông đã mạnh dạn đổi mới nhận thức, cách thức làm ăn, chủ động vay vốn, áp dụng khoa học, kỹ thuật để xây dựng thành công mô hình chăn nuôi và trồng rừng. Đến nay, hộ gia đình ông đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Trước đây, gia đình anh Muôi là một trong những hộ nghèo khó khăn của thôn, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nương, rẩy. Năm 2017, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng  chính sách xã hội, anh đã mạnh dạn vay thêm vốn để xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng. Hiện tại, anh Muôi có trong tay 1 trang trại chăn nuôi 39 con dê, 4 con bò, hàng chục con gà, và lợn, 4 ha rừng tràm, 3 ha sắn và ngô. Mỗi năm trừ chi phí cho thu nhập hơn trăm triệu đồng.  

   Để tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, trên địa bàn huyện có 13 điểm giao dịch xã, thị trấn; thông qua hoạt động giao dịch xã đã giúp cho người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách thuận tiện, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại giao dịch của người vay. Toàn huyện có 171 Tổ TK&VV đang hoạt động hiệu quả, tại 78 thôn, bản, thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác quản lý với số lượng hơn 7.000 thành viên, dư nợ quản lý hơn 386 tỷ đồng, huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV số tiền hơn 14 tỷ đồng.

       Được triển khai từ năm 2018, đến nay, chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã giúp nhiều gia đình thu nhập thấp tại huyện Đakrông, trong đó bao gồm nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức có được căn nhà kiên cố, khang trang để ở. Hơn 12 năm công tác tại huyện Đakrông, vợ chồng chị Châu Anh, công tác tại trung tâm y tế huyện Đakrông không có điều kiện để làm nhà ở. Năm 2022, cùng với số tiền tích góp được, chị Châu Anh vay thêm Ngân hàng chính sách xã hội huyện 500 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH thông qua chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ để xây để xây nhà. 

  Sau gần 5 năm thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã giúp nhiều gia đình có thu nhập thấp, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức ở huyện Đakrông có điều kiện để xây dựng nhà ở khang trang, kiên cố. Theo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đakrông, toàn huyện hiện có khoảng 35 nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp, trong đó chủ yếu là của cán bộ, công chức, viên chức với tổng giá trị hơn 11,5 tỉ đồng. Với mức lãi suất ưu đãi 4,8%/năm, chỉ bằng 1/2 lãi suất vay ngân hàng thương mại và thời hạn vay dài hơn, chương trình cho vay nhà ở xã hội đã góp phần tạo điều kiện tốt nhất để người có thu nhập thấp xây dựng được nhà ở kiên cố, khang trang, đồng thời tích lũy trả được nợ.

Gia đình ông Hồ Văn Muôi xã A Bung phát triển kinh tế nhờ nguồn vốn Chính sách.

 

     Tín dụng chính sách cho vay xuất khẩu lao động đã mở ra cách cửa, chân trời mới cho con em đồng bào dân tộc huyện nhà thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, và cả cuộc sống mới. Nhiều con em đã mạnh dạn vay vốn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhất là sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách ưu đãi để đi xuất khẩu lao động nước ngoài, tính đến nay trên địa bạn huyện có 189 lượt người đi xuất khẩu lao động, với doanh số cho vay gần 9,5 tỉ đồng.

    Chương trình cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã giúp cho HSSV thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được vay vốn để học tập. Trong giai đoạn 2006-2022  doanh số cho vay gần 15 tỷ  đồng; chương trình sóng và máy tính cho em đã giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện mua sắm máy tính để học tập được tốt hơn.

   Trong 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, huyện Đakrông đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH cho vay với doanh số cho vay 747.082  triệu đồng, doanh số thu nợ đạt  366.626  triệu đồng. Tổng dư nợ 18 chương trình tín dụng chính sách đến 30/6/2022 dư nợ 390.226 đồng, tăng 381.903 triệu đồng, gấp 46,9 lần so với dư nợ khi thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 229,4 % ,với 7.110 hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn.

      Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên địa bàn huyện là trên 5%; Từ thói quen chủ yếu là khai thác tự nhiên hoặc đi làm thuê để sinh sống, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao; đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện rõ rệt, có nhiều hơn gương điển hình làm ăn kinh tế giỏi.  Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, chính quyền địa phương thường xuyên quán triệt, quan tâm chủ động rà soát, bổ sung đối tượng vay vốn kịp thời, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo.

Kết quả đạt được trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã khẳng định sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nâng cao mức thu nhập, đời sống của nhân dân.

                                                                                       Tác giả: Lâm Phương- Văn Tiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds