Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

“Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đakrông”

28/11/2023 563 0

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng, xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Huyện miền núi Đakrông có 03 dân tộc cùng chung sống: Bru- Vân Kiều, Tà Ôi (Pa Cô) và Kinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 80%. Đồng bào dân tộc nơi đây có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng, tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo. Trước xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng.

Toàn huyện có 32 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt; 02 di tích cấp Quốc gia; 29 di tích cấp tỉnh (bao gồm các di tích kiến trúc, di tích danh thắng, di tích văn hóa nghệ thuật, di tích khảo cổ, di tích lịch sử). Về thiết chế văn hóa, huyện có 01 nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô; 01 Nhà dài truyền thống của đồng bào Pa Cô tại xã A Ngo; 01 nhà văn hóa trung tâm huyện; 07 nhà văn hóa xã đạt chuẩn; 78/78 thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, 70% làng, bản được đầu tư thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hóa. Cùng với đó là những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể với nhiều loại hình đặc sắc của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô bao gồm 51 loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể (trong đó Dân tộc Bru-Vân Kiều 27 loại hình, Dân tộc Pa Cô 24 loại hình).

Về ẩm thực như: Rượu men lá Ba Nang, Rượu cần, Rượu Đoác, cơm lam, cháo óc, thịt dê, cá suối,

Về lễ hội, có thể kể đến như: Lễ hội Ariêuping/cúng nhà mồ của dân tộc Pa Cô đã được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc giao vào ngày 10/11/2023; lễ mừng lúa mới, lễ cúng thần làng, lễ hội uống rượu thề

Về nghệ thuật truyền thống có các làn điệu dân ca (Cà lơi, Cha chấp, Xà Nớt…), hát ru, các giai điệu cồng chiêng, khèn bè, đàn Ta Lư luôn mời gọi.

Về du lịch: trên đị bàn huyện có trên 10 hang động lớn nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, Huyện Đakrông có hệ thống cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, núi, rừng, sông, suối, đỉnh đèo, vách đá mà tạo hóa ban tặng hấp dẫn thu hút được sự chú ý của nhiều người; có hệ thống sinh thái rừng đặc trưng có giá trị cao, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông là kho tàng động thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch khám phá. Kết hợp với hệ thống sông, suối, hang động tạo nên dấu ấn đặc sắc riêng, một vẽ đẹp thiên nhiên hoang sơ trong lành ẩn dưới những tên gọi như suối Chinh Hinh, Thác Ồ Ồ, Thác Luồi, Thác Xtriêng, Khe Làng An, Suối Alao, Động Ngài, Động A Pô Ly Hông... sông Đakrông, sông Ba Lòng, ... luôn gợi đến sự tò mò thu hút của du khách. Đặc biệt với suối nước nóng Klu, suối nước nóng dưới chân động Ngài thật sự là những điểm hấp dẫn không chỉ về cảnh quan mà còn về giá trị nghĩ dưỡng, chắm sóc sức khỏe.

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Quyết định số 1719/QĐ- TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, những năm qua, các cấp ủy, chính quyềncủa huyện Đakrông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện như: Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND, ngày 21/12/2017 của HĐND huyện về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Đakrông giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025; Nghị quyết số 05- NQ/HU, ngày 11/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2021-2025; Đề án 143/ĐA-UBND, ngày 30/6/2022 của UBND huyện về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Đakrông giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án số 229/ĐA-UBND, ngày 29/11/2022 của UBND huyện về đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa huyện Đakrông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030… Bên cạnh đó,Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm và ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng, nâng cao đời sống sinh hoạt tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua, nhờ nỗ lực triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trênvà các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Đakrông đãđạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều này được thể hiện trước hết qua việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày hiện vật; xây dựng nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô tại xã A Ngo; khôi phục 16 ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại xã Đakrông. Cùng với đó, nhiều lễ hội truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô được phục dựng, bảo tồn như: Lễ hội A Riêu Ping (bốc mã), A Da (mừng lúa mới), Prúc bor (cầu mùa)… Các loại nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng, trống, khèn; Đàn ta lư, các làn điệu dân ca như Oát, Xà nớt, Cà lơi - Cha chấp, Xiêng… được coi trọng và bảo tồn. Toàn huyện hiện có hàng trăm chiếc cồng, chiêng được lưu giữ tại các hộ gia đình, với 11 lễ hội truyền thống, 20 loại nhạc cụ và trên 6 làn điệu dân ca đặc sắc được đưa vào hạng mục bảo tồn và phát triển. Huyện duy trì được các đội cồng chiêng nhiều lần tham gia Hội thi cồng chiêng quốc tế tại Tây Nguyên, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và các hoạt động văn hóa lớn của tỉnh, huyện được đánh giá cao. Hệ thống chữ viết của người Bru-Vân Kiều được đào tạo rộng rãi cho mọi đối tượng. Bên cạnh bảo tồn các giá trị văn hóa trong cộng đồng, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương kêu gọi các tổ chức hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo giáo viên dạy tiếng Bru-Vân Kiều, nghệ nhân về nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm… để gìn giữ cũng như lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ sau.

Song song với việc khôi phục các lễ hội truyền thống, huyện Đakrông đã tổ chức thành công các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống như “Lễ hội Văn hóa-Thể thao-Du lịchcác dân tộc” lần I và II với nhiều hoạt động mang nội dung, hình thức phong phú như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Ngày hội Đakrông” với sự tham gia thể hiện của đông đảo các nghệ nhân đến từ Đội Cồng chiêng xã Tà Rụt; trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Liên hoan ẩm thực truyền thống; các hoạt động thể thao, giới thiệu các sản phẩm địa phương; trưng bày giới thiệu về mảnh đất con người Đakrông; Hội chợ vùng cao tại Khu du lịch cộng đồng Klu… Lễ hội văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Đakrông là hoạt động đặc biệt có ý nghĩa, mang bản sắc riêng của huyện. Đây cũng là dịp để huyện Đakrông tôn vinh truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc Đakrông, giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là cơ hội để quảng bá, giới thiệu tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng, kêu gọi quảng bá, xúc tiến đầu tư, góp phần đưa Đakrôngngày càng phát trển bền vững.

Những năm trở lại đây, với sự quan tâm, hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2025, huyện đã có nhiều hoạt động thiết thực trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn. Năm 2022, đãphối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Tổ chức một lớp truyền dạy dân ca cổ của đồng bào Pa Cô cho 45 học viên; hỗ trợ các nghệ nhân ưu tú truyền dạy văn hóa vật thể, phi vật thể 12.880.000đ; hỗtrợ hai đội văn nghệ truyền thống 50 triệu đồng, đầu tư thiết chế văn hóa cho các nhà văn hóa thôn 600 triệu đồng, đầu tư sân thể thao, nhà văn hóa thôn, xã; tham gia liên hoan văn hóa văn nghệ khu vực miền trung tây nguyên, tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ các tỉnh biên giới Việt Nam, Lào tại Điện Biên. Năm 2023,UBND huyện đã phân bổ nguồn kinh phí 1.883.000.000 (đồng) từ Dự án 6 “Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2025)cho công tác bảo tồn các giá trị văn hóa trên địa bàn. Qua đó, nhiều mô hình hoạt động được tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả: Bảo tồn Lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô; thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ tại vùng đồng bào; đầu tư, xây dựng thêm các thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc; khôi phục, gìn giữ nhiều làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào Vân Kiều, PaKô… góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xúc tiến phát triển du lịch tại địa phương. Phối hợp với Trung tâm văn hóa điện ảnh Tỉnh tổ chức 02 lớp dân ca cho 60 học viên của hai xã A Bung, Tà Rụt, huyện tổ chức 1 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 78 học viên.Có thể nói, việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa đã được địa phương coi trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, làm tăng sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Trong chuổi hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thông nhất Việt Nam và ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Đakrông vô cùng vui mừng khi Lễ hội Ariêu Piing của người Tà Ôi (Pa Cô) Huyện Đakrông và Hướng Hóa được Bộ Văn Hóa, thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể có những khó khăn, hạn chế nhất định. Trước hêt là xuất phát từ đời sống vật chất, tinh thần còn khó khăn của người dân trên địa bàn một huyện vùng cao, cùng với đó là sự xâm nhập, ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa (có cả tích cực lẫn tiêu cực) từ bên ngoài đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Mặt khác, việc tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia giữ gìn văn hóa dân tộc chưa được tiến hành thường xuyên, sâu rộng. Số lượng Nghệ nhân, già làng, trưởng bản, những người am hiểu về bản sắc văn hóa vật thể, phi vất thể truyền thống trên địa bàn huyện giảm dần về số lượng hoặc không có đủ điều kiện về sức khỏe, tinh thần để tham gia vào các hoạt động. Việc tư liệu hóa và bảo tồn, phục dựng gặp khó khăn. Các ngành nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, sự cạnh tranh thị trường thấp, khó tiêu thụ dẫn đến phát triển chậm; đội ngũ cán bộ phụ trách trong lĩnh vực văn hóa cấp huyện, cấp xã thiếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế đến hoạt động tư liệu hóa, bảo tồn và phục dựng các lễ hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds