Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

LÀM TỐT CÔNG TÁC CÁN BỘ ĐỂ XÂY DỰNG HUYỆN ĐAKRÔNG VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN

14/09/2023 432 0

 Đakrông là một huyện miền núi biên giới, nằm phía Tây của tỉnh Quảng Trị có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và là huyện duy nhất của Tỉnh được thụ hưởng chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí còn hạn chế. Nhất là nhiệm kỳ đầu mới thành lập huyện, nguồn cán bộ huyện thiếu, không đạt chuẩn và thường xuyên biến động. Để khắc phục tình trạng đó là nỗi trăn trở của Ban Thường vụ qua các nhiệm kỳ. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng rõ nét nhất là do đặc điểm của địa bàn miền núi, nhiều năm về trước giáo dục đào tạo chưa phát triển, học vấn của người dân thấp, nên có phần ảnh hưởng đến việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn cán bộ địa phương, là yếu tố cản trở sự phát triển đi lên của huyện.

Toàn cảnh Hội nghị bổ sung quy trình nhân sự tại xã a Bung

Xác định cán bộ và công tác cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”, “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” “then chốt của then chốt”. Ban Thường vụ Huyện ủy đã tìm nhiều giải pháp để xây dựng nguồn cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện thì cần phải sớm có chủ trương và lộ trình từ khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn tại chỗ để chủ động việc bố trí, sử dụng. Từ nguồn cán bộ công chức đạt chuẩn, có chất lượng thì mới có nguồn cán bộ đảm bảo khả năng, năng lực để lãnh đạo.

    Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) gắn với Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU, ngày 19/12/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được sự quan tâm của các cấp,các ngành từ trung ương đến địa phương; trong thời gian qua, huyện Đakrông đã triển khai thực hiện một cách có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương,của Tỉnh để tăng cường cán bộ và thu hút đội ngũ trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện Kế hoạch số 1443/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị ngày 05/8/2010về “luân chuyển, tăng cường cán bộ, thu hút trí thức trẻ về công tác tại các xã thuộc huyện Đakrông”, huyện đã tuyển dụng được 39 trí thức trẻ có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, đại học thuộc các chuyên ngành hành chính, ngữ văn, kinh tế, kỹ thuật nông, lâm nghiệp về công tác tại các xã, đồng thời quyết định tăng cường 03 công chức thuộc huyện quản lý và tiếp nhận thêm 02 trí thức có chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh quyết định tăng cường về công tác tại 5 xã ; thực hiện tiếp nhận và tạo điều kiện cho 7 đội viên Đề án 500 có trình độ chuyên môn đào tạo về cử nhân luật, hành chính, nông lâm nghiệp về công tác tại 07 xã theo Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc bố trí đội viên Đề án 500; tiếp nhận 7 đội viên Đề án 600 về công tác tại 07 xã theo Quyết định170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo, đến năm 2017, sau khi kết thúc Dự án 600, UBND huyện đã thực hiện việc bố trí 05 đồng chí vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; tiếp nhận 02 cán bộ đào tạo nguồn về công tác tại 02 xã  theo Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc quy định một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 –2020; tiếp nhận 02 cử nhân đạt loại giỏi được UBND tỉnh tuyển dụng không  qua  thi tuyển về công tác tại huyện Đakrông theo Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 -2020; tiếp nhận 28 trí thức về công tác tại 13 Đảng ủy xã, thị trấn, là cán bộ bán chuyên trách tham mưu công tác Tuyên giáo-Dân vận, Kiểm tra -Tổ chức theo Đề án 1618 của Ban Thường vụTỉnh ủy Quảng Trị. Qua các năm, UBND huyện ưu tiên tuyển dụng 27 sinh viên trí thức thuộc đối tượng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, thạc sỹ vào làm việc tại các đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Từ năm 2008 đến nay, UBND huyện tuyển dụng 34 công chức cấp huyện (bao gồm cả UBND tỉnh tuyển dụng); 77 công chức cấp xã ; 23 viên chức sự nghiệp khác, 328 người viên chức sự nghiệp giáo dục. Quy trình tuyển dụng đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đúng quy định. Cùng với đội ngũ cán bộ, công chức, đội ngũ trí thức trẻ với nghị lực, ý chí trên tinh thần xung kích đã và đang ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng, huyện Đakrông đã tranh thủ nguồn hỗ trợ từ chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn và từ ngân sách nhà nước để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ năm 2008 đến nay, toàn huyện đã cử 2.627 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng; trong đó: đào tạo sơ cấp lý luận chính trị 226 người; đào tạo trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị 449 người(Tính  bình quân mỗi năm có khoảng 29 –30 đồng chí được đào tạo trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị. Về trình độ chuyên môn: thạc sĩ có 27 người (trong đó đã tốt nghiệp 21 người) vượt kế hoạch đề ra (có từ 5-7 thạc sĩ), đại học 189 người, cao đẳng 58 người, trung cấp 136 người (chủ yếu tập trung ở cơ sở gồm cán bộ, công chứcvà dự nguồn của xã, thị trấn).    Đặc biệt, trong năm 2011, 2013, 2016, 2019 huyện đã phối hợp với Trường Chính trị Lê Duẩn  mở 4 lớp trung cấp LLCT tại huyện), bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 456 người. Xác định đội ngũ trí thức là thành phần quan trọng trong việc nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp trong phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo an ninh -quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học -công nghệ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương; phát huy tốt vai trò của đội ngũ trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện tăng về số lượng và chất lượng. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ,công chức cấp huyện có 186 người; cán bộ, công chức cấp xã hiện có 270 người ; viên chức cấp huyện có 55 người; đội ngũ viên chức sự nghiệp giáo dục có 1.146 người. Theo đó, hàng  năm, Ban  Thường  vụ  Huyện ủy chỉ  đạo  các  cơ  quan,  đơn  vị,  địa phương rà soát, theo dõi các văn bản liên quan đến xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, cụ thể như: Các quy định về hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức; thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức. tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Hàng năm tiến hành rà soát, đánh giá, nhận xét đội ngũ cán bộ; thực hiện công tác bố trí và sắp xếp phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn. Công tác rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của huyện qua từng nhiệm kỳ thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, nghiêm túc, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo 3 độ tuổi, tỷ lệ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương về công tác cán bộ. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ được chú trọng và triển khai thực hiện có hiệu quả; qua đó, từng bước sắp xếp, điều động đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ huyện đến cơ sở  và từ cơ sở lên huyện phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, tạo điều kiện để bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhất là đối với cán bộ trẻ, có triển vọng. Khắc phục được tình trạng chỉ luân chuyển cán bộ huyện về xã mà không có cán bộ xã lên huyện. Từ việc quan tâm chăm lo đào tạo bồi dưỡng, công tác cán bộ của huyện đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện thử thách cán bộ trẻ để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo. Nhiều cán bộ trẻ ở các địa phương, các ngành được Ban Thường vụ quyết định bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của xã, của ngành đặc biệt là cán bộ tại chỗ, cán bộ nữ. Thực tế những năm qua, đội ngũ này đã từng bước khẳng định được năng lực lãnh đạo và triển vọng phát triển đi lên, nổi bật như ở Hướng Hiệp, A Vao, A Ngo...không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương mà những đồng chí đó đang được đánh giá cao .

      Bước sang nhiệm kỳ thứ VI (2020-2025),  Đảng bộ huyện Đakrông tiếp tục coi trọng công tác cán bộ bằng việc thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch cán bộ gắn với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ./.

                                                                            Sỹ Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds