Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

UBND huyện Đakrông xin ý kiến Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông đến năm 2035

15:7, Thứ Tư, 13-3-2024 26 0

UBND huyện trình Ban Thường vụ Huyện ủy Đakrông xem xét trình BCH Đảng bộ huyện Đakrông khóa VI đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông đến năm 2035 như sau:

  1. Nội dung chính của đồ án
    1. .Tên đồ án quy hoạch: Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông đến năm 2035.
    2. . Vị trí và ranh giới, quy mô lập quy hoạch, dự báo quy mô dân số

- Vị trí và ranh giới: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Krông Klang và và phần mở rộng về phía Nam (thôn Khe Luồi, xã Mò Ó) và phía Đông (thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó) là 184,1 ha.

+ Phía Bắc: Giáp xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông và xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.

+ Phía Nam: Giáp xã Mò Ó, huyện Đakrông.

+ Phía Đông: Giáp xã Mò Ó, huyên Đakrông và xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.

+ Phía Tây: Giáp xã Đakrông, huyện Đakrông.

         - Diện tích khu vực quy hoạch chung: 2.025,3 ha, trong đó diện tích thị trấn là 1.841,2 ha và phần mở rộng về phía Nam và phía Đông (xã Mò Ó) là 184,1 ha.

- Dự báo quy mô dân số: Đến năm 2035 khoảng 8.000 người.

2. Mục tiêu, tính chất, động lực phát triển đô thị

  1. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 -2021, định hướng đến năm 2025.

- Xây dựng phát triển đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành trung tâm chuyên ngành về kinh tế, văn hóa, du lịch, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Đakrông.

- Là cơ sở cho việc lập chương trình phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng.

b) Tính chất: Là  đô thị huyện lỵ, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Đakrông.

c) Động lực phát triển đô thị: Khai thác dịch vụ - thương mại trên
tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, phát triển đô thị miền núi có bản sắc.

3. Quy hoạch sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn thị trấn là 1.844,47 ha. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tuân thủ theo Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2035 như sau:

- Đất xây dựng đô thị đến năm 2035 khoảng 249,09 ha, chiếm khoảng 13,5% tổng diện tích đất tự nhiên, gồm Đất dân dụng, đất ngoài dân dụng.

- Đất nông nghiệp và chức năng khác 1.595,38 ha, chiếm khoảng 86,5% tổng diện tích tự nhiên, gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp; đất vườn gắn với đất ở; đất sông, suối, mặt nước, thủy sản.

4. Định hướng phát triển không gian, phân khu chức năng đô thị

  1. Hướng phát triển đô thị

- Phát triển đô thị theo hướng thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể như sau:

+ Về thương mại dịch vụ: Phát triển thị trấn Krông Klang trở thành trung tâm đầu mối về thương mại dịch vụ của khu vực huyện Đakrông; xây dựng chợ đầu mối nông sản là nơi cung cấp, thu mua hàng hóa nông sản.

+ Về dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng và các dịch vụ trên cơ sở khai thác không gian cảnh quan sông Đakrông; Phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá. Khai thác dịch vụ du lịch gắn với thác Luồi.

+ Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Phát triển Cụm Công nghiệp Krông Klang. Xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp tập trung; khuyến khích cơ sở sản xuất chế biến nông sản tiêu biểu có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, thỏa mãn yêu cầu về bảo vệ môi trường (lúa nếp than, nếp cẩm, chuối lùn, gà bản,..).

+ Về nông - lâm nghiệp: Nâng cao chất lượng sản lúa nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực; phát triển mô hình trồng cây ăn quả có năng suất cao.

- Phát triển thị trấn Krông Klang trở thành trung tâm, tương lai hình thành đô thị miền núi có các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị loại V. Là động lực phát triển huyện Đakrông; phát triển hệ thống giao thông đối ngoại kết nối với Quốc lộ 9 và cao tốc Triệu Phong - Lao Bảo; Đường Tỉnh ĐT 588A kết nối với thị xã Quảng Trị (đường Quốc Lộ 9H).

  1. Phân khu chức năng đô thị

- Phân khu 1: Cải tạo, chỉnh trang nâng cấp khu vực Trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa hiện hữu: Xây dựng nâng cấp các công trình đáp ứng nhu cầu làm việc trụ sở chính trị, hành chính, hoạt động văn hóa cấp đô thị, cấp huyện và dân cư đô thị.

- Phân khu 2: Khu vực dịch vụ thương mại: Cải tạo, nâng cấp các công trình thương mại dịch vụ dọc Quốc Lộ 9 và chợ trung tâm. Chuyển đổi chức năng sử dụng đất các trụ sở làm việc cũ (Chi cục Thuế, phòng Kinh tế và Hạ tầng cũ, trạm Y tế,..) sang đất thương mại dịch vụ để phát huy giá trị sử dụng đất. Sau năm 2030, quy hoạch chợ mới và bến xe khách về khu vực bờ sông (sân vận động khóm 1), chợ hiện trạng quy hoạch thành trung tâm thương mại dịch vụ. Nghiên cứu các khu vực hai bên sông Đakrông để phát triển dịch vụ du lịch khám phá vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, du lịch cộng đồng đan xen trong các khu dân cư có giá trị, du lịch mang tính đặc trưng (hàng dệt thổ cẩm, rượu cần, sản phẩm mây tre đan...). Khôi phục ở làng văn hóa du lịch dân tộc Làng Cát.

- Phân khu 3: Xây dựng Trung tâm thể dục thể thao tại khóm Khe Xong để phục vụ hoạt động thi đấu, tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân.

- Phân khu 4: Cải tạo, nâng cấp mở rộng Bệnh viện và Trung tâm Y tế hiện hữu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Phân khu 5: Cải tạo, nâng cấp các trường THPT, THCS, TH và mầm non hiện hữu. Xây dựng mới trung tâm đào tạo, dạy nghề để phát triển nâng cao năng lực, tay nghề lao động cho người dân. Phát triển các mô hình kinh tế mới cho đồng bào các dân tộc.

- Phân khu 6: Khu dân cư hiện hữu nằm ở các khu phố; Là khu vực cải tạo chỉnh trang đô thị theo tiêu chí đô thị loại V, đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa địa phương, tạo được nét đặc trưng của đô thị miền núi.

- Phân khu 7: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở khóm A Rồng; Có tính đến việc phát triển mở rộng giai đoạn 2 về xã Hướng Hiệp trong tương lai. Quy hoạch đất các cơ sở sản xuất kinh doanh (xưởng cơ khí, sửa chữa ô tô,..) dọc hai bên đường vành đai phía Bắc thị trấn.

- Phân khu 8: Khu vực nghĩa trang mới ở khóm A Rồng; Xây dựng nghĩa trang nhân dân đáp ứng nhu cầu chôn cất của nhân dân tại khóm Khe Xong.

- Phân khu 9: Khu trung tâm đô thị mới dọc theo tuyến đường T4, đường T3, đường Xuân Diệu, đường ven sông Đakrông, thôn Phú Thiềng (xã Mò Ó), thôn Khe Luồi (xã Mò Ó) đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

  1. Định hướng phát triển các công trình dịch vụ - công cộng

- Trung tâm hành chính:

+ Cấp Trung ương đặt tại địa bàn: Quy hoạch mới khu các cơ quan (Tòa án, Viện Kiểm sát, Thuế, Công an..) đặt tại địa bàn tại đường Nguyễn Du.

+ Cấp huyện: Nâng cấp cải tạo trụ sở hiện trạng nằm trên tuyến đường Hùng Vương và đường Nguyễn Tất Thành; định hướng sau năm 2030, tiếp tục sắp xếp bố trí các trụ sở làm việc các cơ quan chuyên môn UBND huyện theo hướng tập trung tại đường Hùng Vương. Xây dựng trung tâm phục vụ hành chính công để tiếp nhận và trả kết quả “1 cửa”.

+ Cấp thị trấn: Cải tạo nâng cấp trụ sở làm việc đáp ứng đủ tiêu chuẩn diện tích.

- Thương mại dịch vụ, du lịch: Cải tạo, nâng cấp chợ Krông Klang. Sau năm 2030, quy hoạch chợ mới tại khu vực sân vận động khóm 1 (kết hợp bến xe). Xây dựng mới các trung tâm thương mại, dịch vụ dọc Quốc Lộ 9. Xây dựng mới chợ nông sản tại thôn Phú Thiềng (xã Mò Ó). Xây dựng tổ hợp dịch vụ khách sạn tại phía Tây cầu qua sông Đakrông (thôn Khe Luồi).

- Văn hóa, thể dục thể thao: Xây dựng khu liên hợp thể dục thể thao tại khóm Khe Xong. Nâng cấp, cải tạo, xây mới các nhà văn hóa trung tâm huyện kết hợp không gian quảng trường văn hóa tại khóm 1, xây dựng mới quảng trường phía trước Nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều – Pa Cô tại khóm 2. Bố trí mới sân thể thao khóm 1 tại khu vực lâm viên.

- Y tế: Hoàn thiện cơ sở trạm y tế hiện có đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; Cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện.

- Giáo dục: Nâng cấp, cải tạo, mở rộng các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú đạt chuẩn quốc gia; Định hướng sau năm 2030 xây dựng thêm trường đào tạo dạy nghề tại thôn Phú Thiềng (xã Mò Ó).

- Đơn vị ở (nằm trong địa giới hành chính thị trấn): Đinh hướng hình thành 02 đơn vị ở đô thị, gồm: Đơn vị ở 1, gồm các khu phố 1, 2; Đơn vị ở 2, gồm các khóm Khe Xong, khóm A Rồng.

5. Thiết kế đô thị

  1. Phân vùng cảnh quan

- Khu vực ven sườn núi, ven sông, suối: Bao gồm hành lang bảo vệ sườn núi, ven sông, suối có nguy cơ xói, sạt lỡ cao, cần có giải pháp thiết kế cảnh quan đảm bảo thân thiên môi trường. Cẩn có giải pháp thiết kế đô thị hài hòa với cảnh quan môi trường.

- Khu vực dân cư: Định hướng cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư đảm bảo theo tiêu chí đô thị loại V, phù hợp với khí hậu, phong tục, tập quán và gìn giữ bản sắc kiến trúc của địa phương; Hình thành các khu dân cư mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Khu vực bảo tồn: Khoanh vùng, bảo vệ các di tích lịch sử trên địa bàn, gồm Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ huyện Krông Klang, đình làng 41, khu làng văn hóa du lịch Làng Cát.

  1. Tổ chức không gian

- Cửa ngõ đô thị có 03 vị trí, gồm: Cửa ngõ số 1 nằm trên đường Quốc Lộ 9 phía Bắc; Cửa ngõ số 2 nằm trên tuyến đường Quốc Lộ 9 phía Nam; Cửa ngõ số 3 nằm trên tuyến đường ĐT 588A.

- Trục chính đô thị: Trục Quốc lộ 9 mặt cắt 33,0m; Trục đường Hùng Vương đoạn từ Quốc Lộ 9 đến cầu Khe Ruôi mặt cắt 36,0m, đoạn từ cầu Khe Ruôi đến xã Mò Ó mặt cắt 32m; Tuyến trục chính đô thị 20,5m đi qua cầu kết hợp đập dâng Khe Ruôi; Tuyến trục chính đô thị 13,0m đi qua cầu Krông Klang; Tuyến trục chính đô thị vành đai đường Lê Lợi – đường T4 – đường Hai Bà Trưng, đường Xuân Diệu, đường Trần Hưng Đạo mặt cắt 20,5m; Tuyến trục chính đô thị 15,5m đường Nguyễn Tất Thành; Tuyến trục chính đô thị 23,0m đường Nguyễn Du; Tuyến trục chính đô thị 27,0m đường Nguyễn Trãi.

- Điểm nhấn đô thị: Lâm viên trung tâm thị trấn; các công trình dịch vụ - công cộng đô thị; khu vực quảng trường đô thị, quảng trường cây xanh; các nút giao thông trục chính đô thị.

- Không gian mở: Đập dâng Khe Ruôi; hành lang cây xanh dọc các lưu vực các khe suối, sông (khe Mèo, khe Ruôi, khe Tua, sông Đakrông,..); Quảng trường trung tâm đô thị; Công viên cây xanh đô thị.

- Cây xanh đô thị: Xây dựng khu công viên trung tâm đô thị tại khu vực khe Ruôi;

- Mặt nước: Bảo tồn, khai thác, phát huy cảnh quan mặt nước tự nhiên. Xây dựng các đập dâng để tạo không gian mặt nước, cải thiện môi trường khí hậu.

6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiêu chí đô thị loại V theo Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và  Quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật, gồm:

  1. Hệ thống giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Cao tốc: Cao tốc Triệu Phong – Lao Bảo đi qua khu vực khe Luồi, xã Mò Ó với quy mô 4 làn xe, mặt cắt 25,0m,..

+ Quốc lộ: Quốc lộ 9 có mặt cắt lộ giới 33,0m. Quốc lộ 9H đoạn qua thị trấn trùng với đường ĐT 588A có mặt cắt lộ giới 36,0m và 32,0m.

+ Đường vành đai phía Bắc thị trấn có mặt cắt lộ giới 26,0m.

+ Đường sắt Mỹ Thủy - Lao Bảo đi song song với Cao tốc Triệu Phong - Lao Bảo qua khu vực khe Luồi, xã Mò Ó có mặt cắt và hành lang lộ giới 40,0m.

- Giao thông đối nội: Đường trục chính đô thị; đường chính đô thị; đường liên khu vực và đường chính khu vực có mặt cắt lộ giới 20,5m; 17,5m; 15,5m; 13,0m.

- Bến bãi đổ xe: Xây dựng các bãi đổ xe đáp ứng nhu cầu của các khu chức năng và dân cư.

  1. Cao độ nền:

- Cao độ nền khống chế theo tính toán chu kỳ lặp lại mực nước ngập đối với khu ở, khu công nghiệp - kho tàng và khu trung tâm, thể dục thể thao là 10 năm; Cao độ nền khống chế theo tính toán chu kỳ lặp lại mực nước ngập đối với khu cây xanh cách ly là 2 năm; bám theo địa hình tự nhiên, chỉ san gạt cục bộ.

  1. Cấp điện:

- Nguồn điện: Lấy từ Xuất tuyến XT 371 trạm 110kV Khe Sanh cấp cho thị trấn; Xây dựng mới tuyến đường dây 22kV; Cải tạo nâng công suất các trạm hạ thế 22/0,4kV hiện có cho phù hợp với nhu cầu phụ tải; Bổ sung xây dựng mới các trạm hạ thế 22/0,4kV cho các khu vực phát triển phụ tải mới.

- Điện chiếu sáng: Cải tạo, nâng cấp, phát triển tất cả các loại hình chiếu sáng theo hướng sử dụng thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.

  1. Cấp nước:

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn sông Đakrông. Bố trí trạm bơm nước về phía thượng lưu cầu đôi khoảng 200m.

- Mạng lưới đường ống cấp nước: Mạng lưới đường ống bố trí dạng vòng, cụt kết hợp thuận tiện cho việc phân phối nước đến các điểm tiêu thụ, đường ống sử dụng ống nhựa HDPE.

- Cấp nước chữa cháy: Sử dụng nguồn nước sinh hoạt kết hợp với nguồn nước mặt (sông, hồ,...). Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống F110mm trở lên, đồng thời phải tuân theo quy phạm phòng cháy chữa cháy. Xây dựng các điểm cấp nước mặt (hố ga thu nước mặt) phục vụ cho chữa cháy.

  1. Thoát nước mưa:

- Lưu vực thoát nước: Toàn đô thị được chia làm 02 lưu vực chính thu nước riêng biệt.

+ Lưu vực 1 (lưu vực chính Khe Ruôi): Bao gồm khu vực phía Bắc và Nam Quốc Lộ 9. Hướng thoát nước chính về hướng Nam rồi chảy ra sông Đakrông.

- Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng hoàn toàn, bao gồm: Rãnh - hố thu - hố ga - đường cống - cửa xả; Hệ thống thoát nước mưa bố trí ngầm dưới vỉa hè, sử dụng hệ thống ống bê tông ly tâm.

  1. Thoát nước thải:

- Xây dựng trạm xử lý và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cho đô thị.

- Nước thải y tế: Được thu gom và xử lý riêng, chất lượng nước sau khi xử lý bảo đảm yêu cầu về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận hoặc đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa.

- Nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Nước thải phát sinh được thu gom và xử lý riêng tại các khu, cụm công nghiệp, bảo đảm các yêu cầu về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

  1. Xử lý chất thải rắn (CTR) và nghĩa trang:

- Quy hoạch thu gom xử lý chất thải tại phía Tây (thôn A Rồng).

- Nghĩa trang: Quy hoạch mới nghĩa trang nhân dân tại thôn A Rồng. Đối với nghĩa địa hiện hữu xen lẫn trong dân cư di dời dần theo các giai đoạn quy hoạch.

  1. Thông tin liên lạc:

Xây dựng hệ thống viễn thông đồng bộ với các hệ thống hạ tầng khác theo quy định.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds