Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Di dân khẩn cấp vùng sạt lở đất xã Húc Nghì, huyện Đakrông

05/10/2023 221 0

UBND huyện đã ban hành Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 về Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Di dân khẩn cấp vùng sạt lở đất xã Húc Nghì, huyện Đakrông

1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Di dân khẩn cấp vùng sạt lở đất xã Húc Nghì, huyện Đakrông.

2. Phạm vi, quy mô, ranh giới quy hoạch:

-  Khu vực quy hoạch chi tiết thuộc xã Húc Nghì, huyện Đakrông với diện tích nghiên cứu quy hoạch là 6,4 ha.

-  Phía Bắc: giáp khu dân cư hiện trạng (dự án di dân ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét xã Húc Nghì) và sông Đakrông.

-  Phía Nam: giáp đồi núi cao.

-  Phía Đông: giáp rừng ma xã Húc Nghì.

-  Phía Tây: giáp núi cao và sông Đakrông.

 

3. Tính chất quy hoạch:

- Là khu đất bố trí các hộ dân từ vùng sạt lở đất và vùng có nguy cơ sạt lở đến ổn định đời sống dân cư được quy hoạch đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội.

 - Là khu định canh định cư được đầu tư xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành, nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường ở cho người dân.

4. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

STT

Hạng mục

ĐVT

Chỉ tiêu

Ghi chú

1

Quy mô dân số khu quy hoạch

Người

350

Dự kiến ≥69 lô đất ở tái định cư diện tích 350m2/lô

2

Đất ở

m2/người

≥25

3

Đất giao thông – hạ tầng kỹ thuật

m2/người

≥5

4

Đất xây dựng công trình công cộng

m2/người

≥5

5

Đất cây xanh công cộng

m2/người

≥2

6

San nền:

     - Độ dốc san nền nhỏ nhất

%

0,4

Khu vực không bị ngập lụt

     - Độ dốc san nền lớn nhất (có thể châm được để cân bằng khối lượng đài đắp)

%

6

7

Thoát nước mưa: Mật độ đường cống thoát nước chính

Km/km2

≥3

8

Mật độ đường giao thông

Km/km2

≥8

Khu quy hoạch có các tuyến đường cấp khu vực đi qua

9

Cấp nước

    - Nước sinh hoạt

Lít/người-ngđ

80-100

    - Nước rửa đường

Lít/m2-ngđ

0,5

    - Nước tưới cây

Lít/m2-ngđ

3

10

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý

%

≥60

11

Cấp điện

W/người

200-330

12

Tỷ lệ đường phố được chiếu sáng

%

≥90

13

Thông tin liên lạc - số thuê bao ĐT.

Máy/100dân

≥5

14

Xử lý rác thải, vệ sinh môi trường

%

≥85

5. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh quan:

        5.1. Tổng thể khu định canh định cư:

- Tổng thể là khu đất Di dân khẩn cấp vùng sạt lở đất đến định canh định cư phát triển theo hướng nhà ở có sân vườn. Hạ tầng khung có tính kết nối với các khu chức năng làm động lực phát triển khu dân cư, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn về thiết kế.

- Khu đất Di dân khẩn cấp vùng sạt lở đất đến định canh định cư bên cạnh chức năng cung cấp chỗ ở, còn có nhiều thể loại công trình công cộng, được bố trí đảm bảo bán kính phục vụ tiện nghi cho công trình công cộng là điểm nhấn của khu quy hoạch.

        5.2. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan:

- Xác định chiều cao xây dựng:

Các công trình nhà ở riêng lẻ của tư nhân, công trình công cộng: Được phép xây dựng với số tầng tối đa không quá 3 tầng (1 tầng trệt, 2 tầng lầu và có thể có tầng hầm).

Cốt nền cao từ 0,2m so với vỉa hè, trường hợp nhà ở có chiều rộng sân trước lớn hơn 4m thì được phép cốt nền cao hơn 0,5m.

Chiều cao xây dựng công trình công cộng, dịch vụ: tùy theo tính chất loại hình, tầng cao được quy hoạch tổ chức đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về mật độ xây dựng, khoảng lùi và tầng cao phù hợp.

- Chiều cao từng tầng nhà:

Tầng trệt nếu có bố trí tầng lửng thì chiều cao tối đa là 5,6m được tính từ mặt nền nhà đến mặt sàn tầng 2 (lầu 1). Mặt nền nhà biệt lập cao tối đa không quá 0,5m so với mặt vỉa hè hoặc tim đỉnh đường.

Tầng trệt không bố trí tầng lửng thì chiều cao tối đa không quá 3,9m và tối thiểu là 3,6m tính từ mặt nền nhà (mặt nền nhà cao tối đa không quá 0,5m so với mặt vỉa hè).

Các tầng lầu có chiều cao tối đa là 3,6m và tối thiểu là 3,3m tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên.

          - Khoảng lùi xây dựng

Công trình nhà ở: khuyến khích xây dựng khoảng lùi lớn, tạo sân vườn, không gian xanh phía trước, phía sau và bên nhà. Khoảng lùi theo hệ mô đun: 3m, 6m.

Công trình công cộng có khoảng lùi 3m, 6m, 9m trong đó khoảng lùi 3m là tối thiểu.

Khuyến khích các công trình chừa khoảng lùi biên hai bên để tăng sự thông thoáng.

Việc có quy chế quản lý quy định tuân thủ theo đúng khoảng lùi xây dựng sẽ đảm bảo tiện nghi nhìn, tiện nghi chiếu sáng và thông gió cho đô thị; đồng thời tạo nên các mặt đứng tuyến phố thân thiện với môi trường, hỗ trợ tốt các hoạt động đô thị.

        - Mật độ xây dựng

Ngoài chỉ giới xây dựng, diện tích xây dựng công trình còn được quy định bằng mật độ xây dựng tối đa. Mật độ xây dựng tối đa cho từng thửa đất được quy định cụ thể trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Mật độ xây dựng cho các thửa đất lớn nhất được quy định trong bản đồ như sau:

Công trình nhà ở: Mật độ xây dựng tối đa 62%.

Công trình công cộng, cơ quan: Mật độ xây dựng tối đa 40%.

        - Cây xanh:

        + Khuyến khích người dân trồng cây quanh công trình.

        + Tôn tạo nét đẹp cho công trình, trồng các loại cây đa thân, cành mềm, hoa đẹp, chẳng hạn như: bò cạp nước, bằng lăng, hoàng hậu (hoa ban đỏ), giáng hương, lộc vừng,... duy trì tầng cao tán từ 3m- 5m.

        + Các bồn hoa, thảm cỏ được bố trí trên dưới gốc cây trong từng khu đất và các khu thảm xanh xung quanh công trình.

6. Quy hoạch sử dụng đất:

Bảng bảng cân bằng đất đai xây dựng trong các vị trí quy hoạch

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

STT

Loại đất

Ký hiệu

 Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Số lô

1

Đất ở

ONT

    24.722

   38,43

69

2

Đất cây xanh cách ly phòng hộ

CL

    14.567

   22,65

 

3

Đất cây xanh

CX

      1.019

     1,58

1

4

Đất sân chơi công cộng

SC

      1.544

     2,40

1

5

Đất dự phòng phát triển

DPPT

      3.110

     4,83

1

6

Đất Taluy

 

      7.305

   11,36

 

7

Đất giao thông

 

    12.059

   18,75

 

Tổng

 

    64.326

 100,00

 

7. Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật:

7.1. Quy hoạch hệ thống giao thông:

- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

TT

Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu

Bề rộng mặt Bm≥6m

1

Vận tốc thiết kế (km/h)

20

2

Vận tốc tại nút (km/h)

15

3

Tầm nhìn dừng xe tối thiểu (m)

20

4

Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu (m)

20

5

Tầm nhìn vượt xe tối thiểu (m)

100

6

Độ dốc dọc tối đa  (%)

9

7

Độ dốc ngang đường (%)

2% hai mái

8

Bán kính đường cong nằm min (m)

15

9

Bán kính đường cong đứng min (m)

                     - Lồi

200

                     - Lõm

200

10

Kết cấu mặt đường cứng

Bê tông xi măng

        - Giải pháp kết cấu: Loại đường nội bộ thuộc địa hình miền núi, cấp kỹ thuật 20 (Vtk=20km/h): Tải trọng trục thiết kế 2,5 tấn, kiểm toán với xe vượt tải có tải trọng trục 6,0 tấn. Kết cấu mặt đường cứng bằng bê tông xi măng.

        - Mặt cắt ngang đường trong khu quy hoạch nền rộng 10m, trong đó mặt đường rộng 6,0m, lề mỗi bên 2,0m (2,0+6,0+2,0)m.

7.2. Quy hoạch san nền, thoát nước mưa:

- Quy hoạch chiều cao điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Không san đắp nền khi chưa xác định được vị trí xây dựng công trình và chưa có quy hoạch thoát nước mưa;

Phải quy hoạch san đắp nền cho phần đất xây dựng công trình (nhà ở, nhà và công trình công cộng, nhà sản xuất, đường giao thông). Phần đất còn lại được giữ nguyên địa hình tự nhiên;

Đảm bảo nước mưa thoát nhanh và không gây xói lở nền đường, nền công trình;

Tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đất san lấp, đào đắp; bảo vệ cây lưu niên, lớp đất màu.

- Giải pháp thiết kế san nền.

Kế thừa cốt thiết kế các đồ án liên quan, cao độ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.

Định cos thiết kế mới cho các đường giao thông bám theo nền hiện trạng để tránh đào sâu đắp cao.

Cốt đường giao thông và các khu chức năng được tôn cao theo quy chuẩn cốt ngập lụt và phù hợp với hiện trạng, khớp nối với cao độ của các dự án đang triển khai.

Nguồn đất đắp: lấy tại chổ để san lấp.

Khối lượng san nền chủ yếu là việc san lấp tạo mặt bằng các khu chức năng và cốt nền giao thông.

Độ dốc và hướng thoát nước mặt khu san nền theo hướng Tây Bắc sang Đông Nam.

- Giải pháp thiết kế thoát nước mưa

+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Cường độ mưa q5= 133,42mm/h.

Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào các loại mặt phủ (tính trung bình) = 0,9. Hệ số phân bố mưa rào = 1.

Vận tốc dòng chảy trong ống V/ Vmin (vận tốc tự làm sạch).

Độ dốc đặt ống I = Imin = 1/D (D đường kính ống mm).

- Giải pháp quy hoạch

+ Nước mưa (được quy ước là nước sạch) sẽ được thu vào hệ thống cống kín bố trí dọc 2 bên vỉa hè.

+ Tất cả lượng nước trên các trục đường giao thông được thu gom bằng cống hộp, ống buy bê tông cốt thép đúc sẵn D600, D800, D1000,... đổ vào tuyến chính ra cửa xã, rồi đổ ra mương suối.

7.3. Quy hoạch cấp nước:

- Tính toán nhu cầu dùng nước.

STT

Các thành phần dùng nước

Đơn vị

Ký hiệu

Giá trị tính toán

1

Dân số được cấp nước (69 lô)

người

Ntt (f =90%)

350,00

2

Tiêu chuẩn dùng nước

l/người.ngày

q

100,00

3

Nước cấp cho sinh hoạt

m3/ngày

QSH

28,80

4

Nước dịch vụ

m3/ngày

QCC = 10%.QSH

2,88

5

Nước thất thoát

m3/ngày

QTT = 15%.(QSH+QCC)

4,75

6

Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xửa lý nước

m3/ngày

QDP = 10%.QSH

2,88

7

Lưu lượng ngày trung bình

m3/ngày

Qngày.tb = (3+4+5+6)

39,31

8

Hệ số dùng nước không điều hoà

Kngàymax

1,20

9

Lưu lượng ngày max

m3/ngày

47,17

10

Lưu lượng giờ max

m3/h

Qh=Kgiomax*Qmax/24

6,96

Kgiomax

Kgiomax=amax*bmax

3,54

amax

1,2

bmax

2,95

- Giải pháp cấp nước sinh hoạt:

+ Hệ thống cấp nước được thiết kế với mục tiêu đảm bảo cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sinh hoạt, công cộng cho tất cả các hộ tiêu thụ nằm trong ranh giới dự án;

+ Cấp nước được lấy từ hệ thống cấp nước sinh hoạt đã có, tiến hành đấu nối vào.

+ Mạng lưới cấp nước được thiết kế cấp nước sinh hoạt và không có hệ thống phòng cháy chữa cháy;

7.4. Quy hoạch cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc:

- Chỉ tiêu tính toán:

DỰ BÁO PHỤ TẢI CẤP ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP TOÀN KHU

STT

Tên phụ tải

Chỉ tiêu cấp điện

Quy mô tính toán

Phụ tải cấp điện (kW)

1

Phụ tải sinh hoạt

Nhà liên kế có sân vườn

1,35

kW/hộ

69

nhà

93

2

Chiếu sáng đường nội bộ

0,5

kW

26

bóng đèn

1,3

3

Điện dự phòng 10% tổng phụ tải

10

%

96

 

9,5

 

Phụ tải cần thiết

 

 

 

 

104,5

 

Hệ số công suất

0,9

 

 

 

 

Hệ số đồng thời

0,8

Công suất yêu cầu (kVA)

93

               

- Nguồn điện lấy từ đường dây điện trung thế 35kV hiện đang đấu nối trạm biến áp hiện có, cần nâng cấp trạm biến áp để cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng cho khu vực định canh định cư.

- Trạm biến áp là trạm kết cấu treo trên cột BTLT có công suất 100kVA.

- Cấp điện áp thiết kế: 0,4kV đi nổi trên cột BTLT cung cấp điện về khu tái định cư, đường dây chiếu sáng đi kết hợp trên cột điện BTLT này.

8. Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải

+ Giai đoạn ngắn hạn theo quy hoạch chi tiết: nước thải sinh hoạt khi được xử lý bằng bể tự hoại đạt tiêu chuẩn thì sử dụng loại hố ga tự thấm hoặc đấu nối chung vào hệ thống thoát nước mưa được bố trí dưới vỉa hè.

+ Giai đoạn dài hạn: hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và thoát nước mưa được tách riêng.

- Vệ sinh môi trường, thu gom chất thải rắn.

+ Lượng chất thải rắn phát sinh: 1,0 Kg/người-ngày;

+ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn: ≥95%.

+ Phải xây dựng nhà xí hợp vệ sinh, không xả phân trực tiếp xuống hồ, ao, hầm cá.

+ Chuồng trại chăn nuôi gia súc phải cách nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m và có cây xanh che chắn. Chất thải từ chuồng, trại chăn nuôi phải được thu gom và có giải pháp xử lý phù hợp (hầm, bể biogas);

+ Chất thải rắn từ hộ gia đình nên được phân loại:

Chất thải hữu cơ: dùng cho chăn nuôi gia súc; xử lý bằng cách chôn lấp cùng với phân gia súc trong đất ruộng, vườn để làm phân bón cho nông nghiệp hoặc sử dụng hầm biogas tái phục vụ sản xuất nông nghiệp;

Chất thải vô cơ: phân loại rồi bỏ vào các thùng rác công cộng, công tác thu gom và xử lý sẽ do công ty vệ sinh môi trường thực hiện.

+ Rác thải sau khi được phân loại chứa vào các thùng rác, sau đó sẽ tập kết về điểm thu gom rác.

- Tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật:

+ Theo quy định tất cả các loại đường dây đường ống đều phải đặt dưới vỉa hè. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thế phải bố trí đường dây đường ống trên mặt cắt ngang cũng như trên mặt bằng cho phù hợp.

+ Bố trí cây xanh trên vỉa hè: Việc trồng cây phải không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, khoảng cách tối thiểu đối với bó vỉa 1,0m – 1,5m, từng loại kích thước vỉa hè mà chọn loại cây có rễ phát triển phù hợp, không ảnh hưởng tới hệ thống đường dây đường ống kỹ thuật đã bố trí trong vỉa hè. Khoảng cách giữa hai cây từ 8 - 20m tùy theo kích thước lô đất nhà ở, tránh trồng cây chắn giữa mặt tiền lô đất.

Quyết định 435/QĐ-UBND ngày 30/3/2023: File gửi kèm theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds