Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn huyện Hải Lăng.

05/07/2024 322 0

     Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã mang lại nhiều kết quả tích cực trên địa bàn huyện Hải Lăng. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho Vay của Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững.

Nhiều mô hình kinh tế được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện

     Với tinh thần “phục vụ tại nhà, giải ngân thu nợ tại xã”, NHCSXH huyện Hải Lăng luôn đồng hành sát cánh, mang nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo. Tại các điểm giao dịch được tổ chức cố định vào những ngày trong tháng, UBND các xã đã bố trí vị trí treo các nội dung công khai, địa điểm giao dịch và đảm bảo an toàn cho các phiên giao dịch, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi.

Người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng tại các điểm giao dịch hàng tháng

     Chính sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đã giúp cho hoạt động tín dụng chính sách ngày càng được phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2024, giải ngân 2.475 lượt khách hàng, trong đó: 51 lượt hộ nghèo, 521 lượt hộ cận nghèo, 353 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, 72 lượt HSSV vay vốn để học tập, 1.009 lượt hộ gia đình vay vốn để xây dựng các công trình nước sạch và công trình vệ sinh, 180 lượt hộ vay vốn sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, 281 lao động vay vốn giải quyết việc làm để tạo việc làm, 03 hộ vay vốn nhà ở xã hội, 05 người chấp hành xong án phạt tù. Đến nay, dư nợ toàn huyện đạt 631.193 triệu đồng, tăng 41.871 triệu đồng so với đầu năm, có 10.504 khách hàng vay vốn tại NHCSXH thông qua 254 tổ TK&VV đang hoạt động tại 71 thôn, khóm.

Giao ban công tác ủy thác

     Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống gia đình, đặc biệt, có những gia đình đã mở mang sản xuất, vươn lên làm ăn khá giả, điển hình là gia đình CCB Lê Hữu Đương ở thôn Văn Vận, xã Hải Quy. Ô Đương sinh năm sinh năm 1965, Thương binh 4/4; sau khi trở về địa phương, ông luôn trăn trở làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Với nguồn vốn ít ỏi của gia đình, ông Đương mở xưởng mộc nhỏ tại nhà. Bước đầu, xưởng mộc của ông chủ yếu làm một số mặt hàng đơn giản phục vụ cho người dân trong thôn. Năm 2020, ông Đương đã bàn bạc với gia đình vay thêm 50 triệu đồng từ ngồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng, qua kênh Hội CCB để mua sắm thêm máy móc, mở rộng sản xuất. Từ đó đến nay, xưởng mộc của ông ngày càng phát triển, sản phẩm đa dạng, phong phú hơn, nhờ vậy nên thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng ra các địa phương khác, thu nhập cũng tăng cao so với trước. Đến nay, Xưởng mộc của gia đình ông giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động, doanh thu trung bình mỗi năm từ xưởng mộc từ 400-500 triệu đồng. Cùng với ông Đương, hàng nghìn đối tượng chính sách trên địa bàn huyện đã tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.

Xưởng mộc của  CCBLê Hữu Đương ngày càng phát triển

     Để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, thời gian tới, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội phải xác định chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn,... Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng đủ điều kiện vay vốn theo quy định, tăng cường tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, công tác khuyến nông, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo và các dối tượng chính sách; phổ biến các mô hình vay vốn, các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả; các điển hình giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên toàn địa bàn huyện, để “Tín dụng chính sách xã hội kịp thời đồng hành cùng mỗi người dân trên mỗi giai đoạn quan trọng của cuộc đời “Học tập, lập nghiệp, khởi nghiệp, an cư”.

Quang Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds