Chi tiết tin tức - Huyện Đakrông

 

Hải Lăng: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

8:4, Thứ Hai, 28-3-2022 1441 0

Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tập trung triển khai các lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn. Từ việc làm này đã tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân...

Nông dân Hải Lăng sản xuất thành công lúa hữu cơ

Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm và thực hiện hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ thực tế đó, trong 5 năm qua UBND xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng) đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở gần 20 lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hơn 600 lao động nông thôn, trong đó các nghề phù hợp với người nông dân như: trồng hoa, trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm, cắt may công nghiệp, sửa sữa máy móc nông nhiệp, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến món ăn, làm chổi đót, nghề đan giỏ tre mây, nghề làm bánh lọc, làm mứt gừng…Qua khảo sát, cho thấy số lao động nông thôn được học nghề đã có việc làm và tìm được việc làm tại chỗ đạt tỷ lệ 72,23%. Đặc biệt, số lao động sau khi học nghề có việc làm đã trở thành hộ thu nhập khá trở lên từ khi thực hiện Đề án là 450 người, góp phần giảm số hộ nghèo ở xã còn hơn 3% theo tiêu chí mới. Ông Bùi Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng cho biết thêm: “ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ rất phù hợp với các tâng lớp lao động, với từng ngành nghề của các địa phương. Đối với xã chúng tôi, công tác đào tạo nghề cho người dân đã được thực hiện theo đúng nguyện vọng của bà con và theo từng thể loại nghề cụ thể, nhất là nghề nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt và các làng nghề truyền thống. Chỉ tính trong 5 năm qua, công tác đào tạo nghề nông thôn đã tạo cho xã chúng tôi bước phát triển đáng kể về việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân khi sản phảm nghề của họ làm ra có chất lượng và được tiêu thụ thuận tiện hơn...”.
     Đối với xã thuần nông Hải Định, đào tạo nghề nông nghiệp như sản xuất thâm canh cây lúa chất lượng cao, hoặc nghề sửa chữa máy nông nghiệp là rất phù hợp, bởi Hải Định có trên 95% số dân sống bằng nghề làm nông, do vậy khi học nghề thì người nông dân làm chủ được máy nông cụ làm đất, máy gặt lúa để chủ động hơn trong quá trình sản xuất và hạn chế những chi phí cũng như rút ngắn được thời gian canh tác của mình....Theo UBND xã Hải Định cho biết, từ năm 2015 đến 2020 UBND xã Hải Định đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở gần 25 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó các nghề phù hợp với người nông dân như: trồng hoa, trồng ném, trồng rau sạch, làm nấm, chăn nuôi gia súc gia cầm, cắt may công nghiệp, sửa sữa máy móc nông nhiệp, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến món ăn… hầu hết các học viên sau học nghề đều có việc làm với thu nhập tăng từ 30 – 50% so với trước. Đặc biệt từ việc đào tạo nghề đã giúp xã Hải Định giải quyết được hơn 700 lao động nông nhàn của địa phương. Ông Lê Ngọc Trình, chủ tịch UBND xã Hải Định, huyện Hải Lăng cho biết: “ Sau khi học nghề thì bà con đã áp dụng rất hiệu quả vào quá trình sản xuất chăn nuôi và nghề nghiệp của mình. Qua đó giải quyết được số lao động nông nhàn ở địa phương...”.

Nhiều mô hình nuôi gà sạch được thực hiện sau đào tạo nghề

     Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Hàng năm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hải Lăng đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người dân các địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch tuyển sinh và phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề theo tinh thần “dạy những cái nông dân cần”. Từ năm 2010 đến này Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hải Lăng đã tổ chức được gần 200 lớp đào tạo dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hơn 5.500 lao động nông thôn. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có chất lượng, phù hợp với nguyện vọng của người dân, Trung tâm đã tổ chức các lớp đào tạo nghề lưu động, giảng dạy ngay tại địa phương cho nông dân. Ngoài ra, liên kết, phối hợp với các trường cao đẳng nghề, Trạm khuyến nông, Trạm Thú y, trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật huyện... đào tạo lớp thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi, thú y, mộc dân dụng, đồng thời, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn cho nông dân. Nhờ vậy, sau khi kết thúc các lớp học, 100% học viên nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, áp dụng vào các mô hình của gia đình, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế. Bà Phan Thị Hạnh, Tổ trưởng tổ Giáo vụ, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Hải Lăng nói thêm: “ Thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp mở thêm nhiều lớp đào tạo nghề mới cho bà con nông dân. Đặc biệt chúng tôi sẽ thực hiện học lý thuyết gắn với từng mô hình cụ thể để người nông dân dễ hiểu và thực hiện hiệu quả hơn...”.

Cây hoa màu mang lại giá trị kinh tế cao trên vùng đất cát

     Có thể nói, thông qua các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp người nông dân tự tin, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đây cũng là tiền đề quan trọng, góp phần giúp huyện Hải Lăng thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

Tác giả bài viết: Đạo Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video clips
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
Chương trình phát thanh
plds