Những năm trở lại đây trên địa bàn huyện Đakrông ngày càng có nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong phong trào làm ăn kinh tế giỏi.Anh Nguyễn Văn thôn Phú Thành xã Mò Ó huyện Đakrông là một tấm gương điển hình như thế.
Mô hình chăn nuôi thoát nghèo của anh Nguyễn Văn
Những năm trở lại đây trên địa bàn huyện Đakrông ngày càng có nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong phong trào làm ăn kinh tế giỏi. Ps sau phản ánh nổ lực thoát nghèo của Nguyễn Văn thôn Phú Thành xã Mò Ó huyện Đakrông.
Mặc dù mô hình chỉ mới được gia đình anh Nguyễn Văn thôn Phú Thành xã Mò Ó Huyện Đakrông mới bắt đầu xây dựng từ đầu năm 2015 nhưng đến nay gia đình anh đã có đàn bò 10 con trong đó có 3 con bò sinh sản và 7 con bò vỗ béo. Anh Văn cho biết ban đầu gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế. Nhưng với ý chí của mình anh đã mạnh dạn vay 142 triệu đồng để đầu tư dựng mô hình nuôi bò vỗ béo, đến nay chỉ mới sau 2 tháng chăn nuôi đàn bò của gia đình anh phát triển rất tốt. Anh Văn cho biết: "Qua tìm hiểu thấy mô hình nuôi bò nhốt này thực sự có hiệu quả. Ban đầu gia đình cũng vay mượn anh chị em trong nhà và vay ngân hàng để làm chuồng trại dể nuôi 10 con bò sau 2 tháng nuôi thấy đàn bò phát triển tốt, và thời gian tới gia đình sẽ tiếp tục mở rộng thêm chuồng mua thêm bò để nuôi..."
Anh cho biết để xây dựng được một mô hình như thế này, anh đã tìm hiểu cách chăn nuôi ở các huyện đồng bằng cũng như học tập cách phòng ngừa dịch bệnh cũng như chăm sóc vỗ béo đàn bò. Sau khi có được kinh nghiệm thì anh đã mạnh dạn thuê 5 sào đất của thôn trồng cỏ voi, đào giếng nước, xây dựng hệ thống chuồng trại và mua bò giống. Hiện nay anh muốn mở rộng thêm chuồng mua thêm bò để nuôi nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay cũng như thời hạn cho vay ngắn nên việc hoàn vốn cũng như tái đầu tư sản xuất gặp nhiều khó khăn. Anh Văn cho biết thêm: "Hiện nay thời hạn vay của ngân hàng đang ngắn nên việc xoay vòng vốn cũng như đầu tư thêm để chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Và mong rằng thời gia tới các cấp các ngành quan tâm hơn nữa để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế..."
Việc các nông dân mạnh dạn đầu tư vốn tím các hướng phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo trên địa bàn huyện Đakrông đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều và đã có nhiều mô hình thực sự mang lại hiệu quả. Ông Phạm Văn Hùng - PCT UBND huyện Đakrông cho biết: "Trong thời gian tới trên cơ sở các mô hình hiện có như ở Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng... huyện sẽ có định hướng nhân rộng ra, thứ nhất có thể chọn một số hộ có tâm huyết, nhiệt tình trong làm ăn vươn lên làm giàu sẽ cho đi thăm quan học hỏi, thứ 2 UBND huyện sẽ chỉ đạo các ngành liên quan, các cơ quan chuyên môn sẽ hướng dẫn tốt hơn trong mô hình nuôi bò nhốt này. Không những chỉ nuôi bò nhốt này mà thời gian tới huyện đang chỉ đạo xây dựng mô hình nuôi dê vỗ béo, nuôi thỏ..."
Hiện nay huyện Đakrông đang triển khai nhiều chương trình dự án nhằm giúp người dân xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả đặc biệt là các mô hình chăm nuôi theo hướng tập trung sẽ giúp người dân phát huy được các lợi thế tiềm năng sẳn có của địa phương cũng như tạo điều kiện cho người cho người dân vươn lên XĐGN bền vững.
Ý kiến bạn đọc