Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững ở huyện Đakrông đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Kết quả này đã góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt; người dân đã được tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập...
Xác định giảm nghèo bền vững và đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Một mùa xuân mới đang về với đất trời và lòng người. Nhìn lại một năm qua, huyện Đakrông về cơ bản đã đạt được mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh và công tác xây dựng Đảng, trong đó,hoàn thành 13/20 chỉ tiêu kinh tế- xã hội. Đây sẽ là nền tảng, là động lực quan trọng để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Đakrông nỗ lực vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Xác định công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng là một khâu quan trọng, trực tiếp kết nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; Trung ương với địa phương và cơ sở, đồng thời phản ánh, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng thiết thực của nhân dân với lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp. Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông đã luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng, coi đó là một hoạt động quan trong của công tác tư tưởng, là một trong những biện pháp chủ yếu góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Đakrông.
Lũ đi qua để lại rất nhiều khó khăn đối với huyện miền núi Đakrông, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương hư hỏng, lượng giống lúa, hoa màu, giống gia súc, gia cầm không còn, đặc biệt hàng trăm ha ruộng đất bị bùn đá vùi lấp, phải cần nhiều thời gian mới khắc phục xong. Song với quyết tâm, bằng mọi cách để người dân sớm bắt tay vào sản xuất để có thu nhập, huyện Đakrông đang tích cực triển khai nhiều biện pháp.
Thực hiện Nghị quyết 38/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh quảng Trị, ngày 02/11/2020 UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 202/UBND- KH về triển khai công tác hoạt động khuyến công năm 2021 trên địa bàn.
Những năm qua, huyện Đakrông luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, giúp nhiều người dân lựa chọn nghề phù hợp, có việc làm, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh ở địa phương.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Đakrông đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, huyện Đakrông đã tận dụng tối đa nguồn lực từ Chương trình 30a của Chính phủ, tích cực lồng ghép các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng nhiều công trình thiết yếu, thực hiện phong phú các mô hình thoát nghèo bền vững…Bên cạnh đó, người nghèo trên địa bàn nhận thức được trách nhiệm của mình và chủ động trong tiếp cận các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, đời sống của người dân nơi đây từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn miền núi không ngừng khởi sắc.
Trong 5 năm 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tà Long luôn nhận được sự quan tâm đầu tư, tâm hỗ trợ của cấp trên về xây dựng các công trình phúc lợi trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của người dân.
Trong nhiều năm qua, việc củng cố, nâng cao chất lượng quản lý tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Đakrông luôn được chú trọng quan tâm trong đó nổi bật là mô hình Tổ tiết kiệm và vốn vay thôn bản của Hội LHPN huyện Đakrông do tổ chức quốc tế Plan tài trợ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ làm cho chị em thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tiết kiệm mà còn tạo thành nguồn quỹ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, giúp nhau nguồn vốn để sản xuất, chăn nuôi, vươn lên làm giàu.
Thôn Luồi hiện có 75 hộ, với 325 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Vân Kiều. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi một số gia súc, gia cầm. Gần 2 nhiệm kỳ làm trưởng thôn Luồi xã Mò Ó huyện Đakrông ( Quảng Trị) anh Hồ Cu Ta luôn được bà con trong thôn tín nhiệm, tin yêu. Anh Cu Ta không chỉ là Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm mà còn là người gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, lĩnh vực KTTT trên địa bàn huyện Đakrông đã có bước tiến đáng kể. Đặc biệt, những năm gần đây, gắn chương trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực, HTX, THT tại địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và nông dân, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Huyện Đakrông có dân số gần 45.000 người, trong đó đồng bào Vân Kiều, Pa Cô chiếm hơn 77%. Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a, huyện Đakrông đã huy động được hơn 545 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 410 tỷ đồng, còn lại nguồn hỗ trợ khác, để đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, nhất là hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình kinh tế để tăng thu nhập.
Theo Báo cáo đánh giá số 03/BC-UBND ngày 17/3/2020 của huyện Đakrông về việc thực hiện chương trình 135 trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn huyện Đakrông(Quảng Trị) đã có 71 công trình được đầu tư xây dựng và nâng cấp sữa chữa bằng nguồn vốn Chương trình 135.
Là địa bàn nằm gần biên giới Việt- Lào chủ yếu là bà con đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vẫn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nương rẫy tự cung tự cấp ấy vậy mà hộ gia đình Pả dừn ở thôn Ra Poong xã pa Nang đã biết tận dụng khai thác hiệu quả lợi thế địa hình đồi núi đã xóa được nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng từ mô hình trồng rừng, phát triển chăn nuôi.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội được nâng lên. Đến nay tổng dư nợ tín dụng chính sách toàn huyện đạt 262.149 triệu đồng, với hơn 6.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay, tỷ lệ nợ quá hạn 0,12% (bình quân chung toàn tỉnh 0,11%). Thông qua hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; nhiều mô hình kinh tế được xây dựng và đem lại hiệu quả; nhiều học sinh, sinh viên có cơ hội học tập tốt hơn; hoạt động tín dụng đen được hạn chế... góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa ban huyện.
Với mục tiêu mở rộng mạng lưới tại các vùng xa xôi, hẻo lánh, Agribank chi nhánh huyện Đakrông đã triển khai mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng thí điểm hoạt động từ tháng 11/2018, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện hoạt động khuyến công đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động khuyến công trong thời gian qua (2015 - 2020) đã khuyến khích phát triển CN-TTCN, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội.
Ở nơi đồi dốc cheo leo bên dòng sông Đakrông, Pả cựp mỗi sáng sớm lại băng rừng lội suối dẫn theo đàn bò lên phía bờ rừng của gia đình kiếm nguồn thức ăn. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng niềm vui lao động như tiếp thêm sức mạnh giúp Pả Cựp thêm mạnh mẽ bước chân, phát triển kinh tế hộ gia đình.